Cách sơ cứu người bị điện giật tại chỗ
29/06/2021
Nguyên nhân dẫn tới điện giật
Tai nạn điện giật thường xảy ra đột ngột do chúng ta không may chạm phải nguồn điện hoặc không thực hiện đúng nguyên tắc đề phòng tai nạn khi tiếp xúc với điện. Nếu như bạn không biết cách phòng chống và sơ cứu kịp thời, hiệu quả thì người bị điện giật có thể bị bỏng và thậm chí có thể tử vong.
Do đó, việc sơ cứu ban đầu cho nạn nhân bị điện giật vô cùng quan trọng trong việc cứu sống nạn nhân.
Theo bác sĩ Phan Thái Sơn, khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Dược. Những tai nạn điện giật trong gia đình thường do sự bất cẩn như dùng dao kéo cắt dây điện khi đang nối với nguồn điện. Dùng rang cắn vỏ dây điện, sử dụng kin loại chọc vào ổ điện, các ổ điện đặt ở vùng thấp trong tầm với của bé, do dây điện sử dụng lâu ngày bị đứt, hở gây rò rỉ điện,…Điện giật có thể xảy ra tại bất kỳ đâu, tại nhà riêng, cơ quan, xí nghiệp, công trường, nhà máy, bệnh viện, trường học,…
Sức nóng do điện trở có thể gây bỏng sâu và lan rộng. Trong trường hợp bị điện giật do điện cao thế, bỏng sẽ thường kèm theo cháy đen ở các mô chỉ trong vài giây. Dòng điện ảnh hưởng tới việc kiểm soát thần kinh, nhất là ở tim và phổi có thể gây ngất ngay hoặc gây mất trí nhớ tạm thời. Khi đó, nếu không được cấp cứu kịp thời, người bị nạn có thị bị rối loạn nhịp tim và gây tử vong nhanh.
Do đó, việc sơ cứu ban đầu cho nạn nhân bị điện giật vô cùng quan trọng trong việc cứu sống nạn nhân.
Theo bác sĩ Phan Thái Sơn, khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Dược. Những tai nạn điện giật trong gia đình thường do sự bất cẩn như dùng dao kéo cắt dây điện khi đang nối với nguồn điện. Dùng rang cắn vỏ dây điện, sử dụng kin loại chọc vào ổ điện, các ổ điện đặt ở vùng thấp trong tầm với của bé, do dây điện sử dụng lâu ngày bị đứt, hở gây rò rỉ điện,…Điện giật có thể xảy ra tại bất kỳ đâu, tại nhà riêng, cơ quan, xí nghiệp, công trường, nhà máy, bệnh viện, trường học,…
Sức nóng do điện trở có thể gây bỏng sâu và lan rộng. Trong trường hợp bị điện giật do điện cao thế, bỏng sẽ thường kèm theo cháy đen ở các mô chỉ trong vài giây. Dòng điện ảnh hưởng tới việc kiểm soát thần kinh, nhất là ở tim và phổi có thể gây ngất ngay hoặc gây mất trí nhớ tạm thời. Khi đó, nếu không được cấp cứu kịp thời, người bị nạn có thị bị rối loạn nhịp tim và gây tử vong nhanh.
Cách sơ cứu nạn nhân bị điệt giật
- Khi phát hiện ra người bị điện giật, đầu tiên bạn cần nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi dòng điện bằng cách ngắt cầu dao điện. Bạn có thể dùng bất kỳ vật gì khô nhưng tuyệt đối không được làm bằng kim loại để tách nạn nhân ra khỏi dây điện bị đứt hay dòng điện. (Lưu ý: không được dùng tay không mà nên mang theo găng tay cao su hoặc quấn bao nylon, vải khô, đi guốc, dép khô hoặc đứng trên 1 tấm ván khô, dùng gậy gỗ khô để gạt dây điện ra).
- Đặt nạn nhân nằm tại nơi thoáng mát
- Kiểm tra xem nạn nhân có còn hơi thở hay không bằng cách áp má vào mũi của nạn nhân rồi xem lồng ngực có di động hay không. Ngoài ra có thể dùng tay đặt lên động mạch ở 2 bên cổ nạn nhân
- Với nạn nhân bị bất tỉnh, không có dấu hiệu thở: khi đó bạn cần nhanh chóng hô hấp nhân tạo và ép tim lồng ngực tại chỗ, cho tới nanj nhân tự thở được hoặc xác định nạn nhân chắc chắn đã chết thì mới dừng lại:
- Hô hấp nhân tạo: nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau cho đường hô hấp được thông thoáng. Một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới cho miệng hở ra, ngậm chặt nạn nhân rồi tiếp tục thổi 2 hơi đối với người lớn, thổi 1 hơi đối với trẻ em dưới 8 tuổi. Sau đó để lồng ngực tự xẹp xuống rồi bắt đầu thổi tiếp. Đối với với các bé trên 8 tuổi và người lớn mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần. Đối với trẻ em dưới 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt từ 20 tới 30 lần.
- Ép tim ngoài lồng ngực: người tiến hành ép tim sẽ ngồi bên trái của nạn nhân. Đầu tiên đặt 2 bàn tay đặt chồng lên nhau rồi để ở trước tim, tương đương với núm vú hoặc khoang liên sườn 4- 5 ở bên ngực trái. Từ từ ấn xuống khoảng từ 1/3 tới 1 nửa bề dày của lồng ngực sau đó nới lỏng tay ra. Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong 1 phút khoảng 100 lần. Đối với trẻ em dưới 1 tuổi thì mỗi phút phải ép tim trên 100 lần. Khi phải kết hợp cả ép tim và thổi ngạt thì cứ 5 lần ép tim lại thổi ngạt 1 lần
- Đối với nạn nhân còn tỉnh: kiểm tra mức độ tổn thươn tại các vị trí nặng hay nhẹ. Đặc biệt, kiểm tra tổn thương nguy hiểm trước như ở đốt sống cổ, bởi những tổn thương này có thể gây liệt nếu như bạn không thể sơ cứu kịp thời. Sau đó tiến hành kiểm tra lại những bộ phận còn lại của cơ thể xem có còn chỗ nào bị tổn thương hay không. Động viên, an ủi để nạn nhân yên tâm.
- Sau khi đã sơ cứu nạn nhân xong cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất. Ở đây các bác sĩ có chuyên môn sẽ kiểm tra lại nạn nhân xem có bị thương tổn nào không.
Những lưu ý cần nhớ khi sơ cứu nạn nhân bị điện giật
- Người lưu ý cần phải thật bình tĩnh, không được hoảng loạn đồng thời nhanh nhẹn bởi thời cơ cứu sống nạn nhân chỉ ở trong khoảng 3 phút.
- Tuyệt đối không được chạm vào nạn nhân hoặc vùng truyền điện khi chưa ngắt điện.
- Người sơ cứu cho nạn nhân nên mang găng tay cao su, quấn bằng nylon, vải khô, đi dép khô, đứng tại nơi khô ráo khi ngắt nguồn điện.
- Đặt nạn nhận tại nơi thoáng khí, nới rộng trang phục của nạn nhâ, kê cao đầu nạn nhân sao cho cổ hơi ngửa ra sau.
- Đối cới nạn nhân bị bỏng thì tuyệt đối không nên tạt nước, chườm đá, bôi thuốc mỡ hay bất kỳ vật gì lên vết bỏng mà cần nhanh chóng đứa nạn nhân tới bệnh viện để các nhân viên y tế xử lý.
- Chú ý giữ thân nhiệt cho nạn nhân, nhất là ở điều kiện thời tiết bị lạnh hoặc khi nạn nhân bị ướt. Ủ ấm bằng chăn màn, quần áo.
- Nếu như nạn nhân đã ngừng thở, ngừng tim thì cần tích cực hô hấp nhân tạo, nhấn tim, điều này vô cùng quan trọng đối với tính mạng của nạn nhân.
- Nếu như nạn nhân bị thương ở miệng thì có thể thổi ngạt qua đường mũi.
- Tuyệt đối không được để nạn nhân bị ngã và gây ra tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Không được chạm vào nan nhân khi chưa ngắt nguồn điện, không được dùng tay, không thể kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện vì như thế có thể bạn cũng sẽ bị điện giật
Phòng ngừa điện giật
- Để phòng ngừa điện giật, thì các gia đình nên thiết kế các ổ điện an toàn
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, đảm bảo cho các thiết bị an toàn, không bị hở, mát.
- Khi sửa điện thì cần phải dùng găng tay, ủng, kìm, bút thử điện,… cách điện. Lưu ý tuyệt đối không dùng tay không để nối và cắt điện.
- Không để cho những dụng cj điện, dây dẫn điện đặt ngang tầm tay của trẻ em
- Không được để trẻ em chơ đùa ở gần các thiết bị như ổ cắm điện, nồi cơm điện đang nấu, quạt điện,…
- Tuyệt đối không sử dụng điện để đánh cá, diệt chuột, chống trộm,…
- Thường xuyên kiểm tra những thiết bị điện, đặc biệt là những thiết bị điện đã được sử dụng trong 1 thời gian dài trong gia đình.
https://daycapdien.net/ là đại lý phân phối dây cáp điện nhiều thương hiệu lớn tại Việt Nam với chất lượng đảm bảo, giá thành hợp lý như:
Dây cáp điện cadisun
Dây cáp điện Cadivi
Dây cáp điện cadisun
Dây cáp điện Cadivi
Chia sẻ bài viết:
Các tin khác
Top 10 công ty sản xuất dây và cáp điện uy tín nhất Việt Nam
Top 10 công ty sản xuất dây và cáp điện uy tín nhất Việt Nam by ĐIỆN SÀI GÒN GIA ĐỊNH on 17 THÁNG MƯỜI HAI, 2020 Dây và cáp điện là sản phẩm phục vụ rộng rãi cho ngành kinh tên quốc dân, tiêu dùng xã ...
Dây cáp điện Cadisun có thật sự tốt không?
Bạn đang cần mua dây cáp điện để hoàn thiện công trình điện nhà mình. Bạn đã nghe nói rất nhiều rằng dây cáp điện Cadisun tốt, an toàn, chất lượng cao. Nhưng không biết dây cáp điện Cadisun có thực sự...
Tìm hiểu cáp điều khiển là gì? Cấu tạo, phân loại cáp điều khiển
Dây cáp điện là 1 trong những dụng cụ phổ biến nhất hiện nay, nó được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Dây cáp điện có nhiều loại khác nhau và mỗi loại cáp đều được ứng dụng cho những công trìn...